Kết thúc trận An Lộc Trận_An_Lộc

Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ.

Tổng quân số của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam trong trận An Lộc[19][cần số trang]

Quân Giải phóng miền Nam Việt NamQuân số
Sư đoàn 59.230
Sư đoàn 78.600
Sư đoàn 910.680
Đơn vị pháo binh 693.830
Các đơn vị độc lập khác3.130

Trung Ðoàn 33 thuộc Sư Ðoàn 21 Bộ Binh và Trung Ðoàn 15 thuộc Sư Ðoàn 9 cùng tiểu đoàn Nhảy Dù của VNCH song song tiến lên, khởi đầu từ Xa Trạch. Tiểu Ðoàn 6 Nhảy Dù bị đánh tan nát từ ngày 21 tháng 4/1972 tại Đồi Gió cũng đã được tái bổ sung.

Với sự hỗ trợ của hai trung đoàn bạn, Tiểu Ðoàn 6 Nhảy Dù càn quét các đơn vị Quân Giải phóng cản đường (lúc bấy giờ đã sắp hết đạn), và chiều tối ngày 8 tháng 6/1972, Ðại Ðội 62 của Tiểu Ðoàn 6 Dù bắt tay được với một đại đội của Tiểu Ðoàn 8 Dù trấn giữ vùng Nam An Lộc từ ngày 17 tháng 4/1972.

Trước đây hai Tiểu Ðoàn 6 và 8 đã được trực thăng vận xuống ấp Srok Ton Cui ngày 15 tháng 4, nhưng lạc nhau kể từ đó. Đến nay 2 lại gặp nhau trên cửa ngõ An Lộc. Trung Ðoàn 15 thuộc Sư Ðoàn 9 và Trung Ðoàn 33 thuộc Sư Ðoàn 21 Bộ Binh, những đơn vị kềm chặt bộ đội để tiểu đoàn Nhảy Dù tiến lên, cũng cử những đơn vị đại diện đến bắt tay với lực lượng bên trong An Lộc.

Vòng đai bảo vệ thị trấn An Lộc được mở rộng, trực thăng có thể đáp an toàn để tải thương, đồng thời tiếp viện và tiếp tế cho chiến trường. Hàng chục ngàn binh sĩ được đổ vào An Lộc với đầy đủ lương thực, để thay thế cho những binh sĩ đã kiệt sức, hoặc quá mệt mỏi. Tuy nhiên, phần lớn lực lượng của Sư Ðoàn 21 Bộ Binh của Tướng Hồ Trung Hậu, vẫn ở ngoài thị trấn.

Sau cuộc giao tiếp đối với cánh quân giải tỏa Quốc lộ 13, quân Việt Nam Cộng hòa nhận được quân tiếp viện nên dồn mọi nỗ lực để tiêu diệt đối phương chung quanh An Lộc, nhất là những ổ phòng không và đại pháo của Quân Giải phóng còn sót lại.

Ngày 9 tháng 6/1972, lần đầu tiên kể từ hai tháng qua, một đoàn trực thăng 23 chiếc hạ cánh an toàn xuống An Lộc, vừa tiếp tế, vừa đổ quân, để rồi bốc thương binh ra. Quân trú phòng phấn khởi, tiến lên chiếm lại những vị trí của đối phương cố thủ tại phía Bắc An Lộc. Những tổ kháng cự bên trong thị trấn cũng lần lượt bị hạ. Cuộc di tản thương binh vẫn được tiếp diễn đều đặn.

Ngày Chủ nhật 11 tháng 6/1972, Tổng thống Thiệu chuyển lời khen ngợi nồng nhiệt của ông đến Trung tướng Nguyễn Văn Minh, Chuẩn tướng Lê Văn Hưng, Chuẩn tướng Hồ Trung Hậu (tư lệnh Sư Ðoàn 21 Bộ Binh), và tất cả các đơn vị trưởng cùng toàn thể các chiến sĩ thuộc mọi quân binh chủng đã chiến đấu bảo vệ thị xã An Lộc và khai thông Quốc lộ 13.

Trong lúc đó, Liên Ðoàn 81 Biệt Cách Nhảy DùLiên Ðoàn 3 Biệt Động Quân đã cùng song song tiến lên mặt Bắc An Lộc. Tiểu Ðoàn 36 Biệt Động Quân cắm cờ VNCH đầu tiên tại trại gia binh của binh chủng pháo binh ngày 12 tháng 6/1972. Kế đó, Tiểu Ðoàn 52 Biệt Động Quân đánh lên mặt Tây Bắc, sát sân bay và cạnh đồi Đồng Long. Tiểu Ðoàn này đã kiểm soát một cao điểm sát đồi Đồng Long để yểm trợ cho lực lượng Biệt Cách Dù tấn công chiếm được ngọn đồi, cắm cờ trên đồi này. Ngọn đồi này cao 128 mét, và là nơi Quân Giải phóng đặt pháo binh bắn vào An Lộc trong các tháng diễn ra chiến trận, sau khi hết đạn, họ bị QLVNCH truy kích đẩy lùi ra bìa rừng.

Sau sự kết giữa hai tiểu đoàn Nhảy Dù vào ngày 8 tháng 6/1972 lực lượng trú phòng tại An Lộc dò dẫm tiến lên mạn Bắc Quốc lộ 13 và nới rộng thêm vòng đai phòng thủ. Ngày 12 tháng 6/1972, khi cờ Việt Nam Việt Nam Cộng Hòa được cắm trên đỉnh đồi Đồng Long, Tướng Lê Văn Hưng tuyên bố với phái viên Vô Tuyến Việt Nam rằng "Thành phố An Lộc được hoàn toàn giải tỏa" (tuy nhiên thực tế khu vực vẫn bị vây lỏng cho tới khi Hiệp định Paris được ký kết vào tháng 1/1973). Theo Hồi ký: Chặng đường mười nghìn ngày của Thượng tướng Quân Giải phóng là Hoàng Cầm thì sau khi Quân Giải phóng phải chịu quá nhiều thương vong do B-52 rải thảm, Trung ương Cục miền Nam quyết định chuyển kế hoạch từ đánh chiếm sang vây lỏng, đánh lấn từng bước.[20]

Sau khi toàn bộ Sư đoàn 5 Quân lực VNCH rút về Lai Khê, Sư đoàn 18 Bộ Binh VNCH do Đại tá Lê Minh Đảo chỉ huy vào thay thế tiếp tục mở chiến dịch giải tỏa quanh khu vực An Lộc. Tuy nhiên, sư đoàn 5 của đối phương vẫn còn sung sức nên sư 18 BB đành bất lực không tiến công được. Hai bên vẫn trong tình trạng giằng co cho tới khi Hiệp định Paris được ký.

Theo số liệu của Quân Giải phóng, hơn 2.800 dân thường ở An Lộc và các vùng phụ cận đã bị QLVNCH giết hại trong chiến sự và trên 2.000 dân thường khác thiệt mạng do bị trúng pháo của QLVNCH trong lúc rút khỏi các ấp chiến lược[21].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Trận_An_Lộc http://bcdlldb.com/TuSi/trang_tu_si_ld_81bcnd_1.ht... http://bcdlldb.com/vkn/anloc_1.html http://www.drublair.com/comersus/store/comersus_vi... http://www.spectrumwd.com/c130/articles/anloc.htm http://www.time.com/time/magazine/article/0,9171,9... http://fr.youtube.com/watch?v=RUK0qPYtk6E http://fr.youtube.com/watch?v=ZW_YWs_VBe0&feature=... http://www.tuoitrendt.de/sudoan9bb_mattrananloc72.... http://www-cgsc.army.mil/carl/resources/csi/willba... http://wikimapia.org/1842294/vi/